 |
Kéo dài nỗi khổ người dân... trong hòa giải tranh chấp đất đai?
(18:58, ngày 07 tháng 11 năm
2012)
|
|
Cơ quan soạn thảo không đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của việc hòa giải, một lỗi cần sửa ngay khi xây dựng luật.
|
|
Báo PLVN có bài "Sửa luật để hòa giải không thành... “vật cản“ xử lý tranh chấp" phản ánh những bất cập trong quy định của Luật Đất đai năm 2003 về hòa giải tranh chấp đất đai. Những quy định không hợp lý của luật khiến việc hòa giải tranh chấp không những không phát huy hiệu quả mà trở thành “gánh nặng” thủ tục cho người dân khi có tranh chấp.
 |
Khó khăn trong công tác quy hoạch và quản lý xây dựng. Ảnh: MH |
Đánh giá về những bất hợp lý, hầu hết các luật sư - những người hàng ngày làm việc với các tranh chấp đất đai - đã kết luận, đó là do tư duy làm luật thiếu thực tiễn, còn mang tính hình thức. Trước khi Luật Đất đai 2003 ra đời, chưa có một số liệu đáng tin cậy nào về việc tranh chấp đất đai được giải quyết tốt bằng cách là “hòa giải”; trái lại, tranh chấp đất đai luôn là tranh chấp “nóng” nhất, phức tạp và khó giải quyết nhất. Việc luật quy định hòa giải tranh chấp như một thủ tục bắt buộc phải làm khiến cho việc hòa giải không có hiệu quả. Điều này được nhiều người ví như việc bắt người bệnh dùng thuốc cảm cúm để chữa bệnh… ung thư.
Nhưng, căn nguyên của căn bệnh hình thức này vẫn được giữ nguyên trong dự thảo Luật Đất đai mới. Điều 180 của dự luật vẫn là bản “copy” của Điều 135 Luật Đất đai 2003, còn Điều 181 dự thảo luật là sao nguyên bản của Điều 136. Theo quy định tại Điều 180 của dự thảo luật, nhà nước vẫn “khuyến khích giải quyết tranh chấp đất đai bằng hòa giải” chứ không bắt buộc giải quyết tranh chấp đất đai bằng hòa giải. Quy định như vậy nghĩa là việc hòa giải luôn là việc nên làm chứ không phải là việc bắt buộc phải làm.
Tuy nhiên, Điều 181 dự thảo luật lại quy định, “tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành” thì chuyển hồ sơ sang tòa án hoặc UBND cấp huyện theo thẩm quyền. Với quy định này thì rõ ràng nếu tranh chấp đất đai mà thiếu “biên bản hòa giải không thành” thì sẽ không đi đâu ra ngoài UBND xã được. Do vậy, việc hòa giải trở thành bắt buộc. Mâu thuẫn khó chấp nhận giữa Điều 180 và 181 của dự thảo luật sẽ tiếp tục trở thành sợi dây trói trặt người dân vào những việc làm không có hiệu quả lại tốn tiền, tốn thời gian là “hòa giải tại UBND xã”.
Hiện nay, rất nhiều tranh chấp liên quan đến đất đai người dân đang bị “kẹt” trong thủ tục hòa giải bởi chính các quy định không hợp lý trên. Vụ việc khởi kiện đòi nhà cho ở nhờ giữa vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thái và Lê Thị Nguyên với vợ chồng ông Nguyễn Lạc Hùng và Nguyễn Thị Hưởng tại Tiền Châu, TX Phúc Yên, Vĩnh Phúc là một minh chứng khá rõ cho điều này.
Để đòi lại nhà cho ở nhờ, vợ chồng ông Thái, bà Nguyễn đã khởi kiện nhưng bị TAND TX Phúc Yên trả lại đơn vì thiếu “biên bản hòa giải không thành”. Cực chẳng đã, ông Thái, bà Nguyễn làm đơn đề nghị UBND xã Tiền Châu hòa giải thì mãi nhận được văn bản thông báo của UBND xã là “không thể giải quyết đơn” vì vợ chồng ông Thái không cung cấp “hợp đồng cho ở nhờ” trong khi giao dịch của họ chỉ là thỏa thuận miệng.
Muốn có được một biên bản “hòa giải không thành” cho đủ thủ tục khởi kiện, người dân phải qua “ải hành chính” mà người giải quyết đơn còn nhận thức rất hạn chế như vậy cũng đã nói lên tất cả những phiền toái mà người dân nhận được do Điều 135, 136 Luật Đất đai (180, 181 của dư thảo luật sửa đổi) mang lại.
|
|
 |
|
|
|
 |
“Giải mã“ ác mộng“ từ giấc mơ xuất ngoại (Mang giấc mộng đổi đời nơi xứ người, nhưng nhiều người lao động đã trở thành nạn nhân của sự lừa đảo để rồi tay trắng trở về với sức tàn, lực kiệt; trong khi đó, hành lang pháp lý về lao động ngoài nước ở Việt Nam ...) |
|
 |
Mất việc vì không chịu hiến đất làm đường? (Cô giáo Bùi Thị Phượng, Trường THCS xã Hải Bắc và chồng là thầy giáo Vũ Quốc Đạt, Trường Tiểu học xã Hải Long, huyện Hải Hậu, Nam Định bỗng nhiên nhận được công văn của UBND huyện Hải Hậu cho nghỉ việc “để tập trung thực ...) |
|
|
 |
Một thủ đoạn bòn rút tiền của Nhà nước (TAND tỉnh vừa tổ chức xét xử sơ thẩm (từ 24 đến 27-9-2012) đối với 30 bị cáo, trong đó 12 bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 14 bị cáo về tội “Mua bán trái phép hoá đơn” và 4 bị cáo về tội ...) |
|
 |
Phá án lớn từ kinh nghiệm trinh sát (Gần đây, Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái liên tiếp lập nhiều chiến công trong công tác ĐTHS. Từ đầu năm 2012 đến nay, đơn vị đã khởi tố 10 vụ với 15 đối tượng, trong đó có 7 vụ mua bán, tàng trữ ma tuý, ...) |
|
 |
Nhiều bất cập tiềm ẩn nguy cơ gây oan sai ở Khánh Hòa (Tại Hội nghị Khảo sát thực tiễn 11 năm thi hành Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 1999, do Bộ Tư pháp tổ chức tại Khánh Hòa, Công an tỉnh Khánh Hòa có Báo cáo số 803/VP11 ngày 30/10/2012 nêu: “Nhận thức giữa Cơ quan điều tra, ...) |
|
 |
9 năm mòn mỏi chờ sổ đỏ (Dù hồ sơ xin cấp sổ đỏ không có ai khiếu kiện nhưng suốt 9 năm qua, mảnh đất của ông Nguyễn Văn Dũng (số 1, ngõ 304 đường Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn không được cấp sổ đỏ. ) |
|
 |
Bài học cay đắng cho cuộc hôn nhân không giấy giá thú (TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) mới tuyên án sơ thẩm vụ “Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa bà Phạm Thị Mỹ Hoa và ông Trần Bình Trọng”. Phần xử chia tài sản chung trong vụ án này khiến nhiều người phải suy nghĩ. ) |
|
 |
Cặp song sinh tội đồ (Sinh ra trong nỗi tủi nhục của bà mẹ trẻ sau một lần bị hãm hại, Chơn và Chất không biết cha là ai. Thiếu thốn tình thương lại phải sớm vào đời, lúc túng quẫn cặp song sinh rủ nhau gây tội ác. ) |
|
|
|
|
|
 |
TAND TP Hưng Yên làm việc theo kiểu… gia đình (Có mặt tại phiên tòa sơ thẩm lần 3 đối với bị cáo Phùng Thị Hưởng (xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên về tội “Cố ý gây thương tích”, ngày 12/9/2012, phóng viên cũng như những người dự khán vô cùng ngạc nhiên khi đến cuối giờ chiều, kết thúc phần ...) |
|
 |
“Trần ai“ vác đơn ra tòa rồi thất vọng... (Phiên tòa mở tại Tòa án huyện xa thuộc Tây Nguyên. Nguyên đơn là một nông dân kiện UBND huyện trong việc đền bù đất. Bà con ở cách huyện hơn 70 cây số cũng kéo đến tham dự, ngoài việc tò mò xem “con kiến nó ...) |
|
 |
Khuất tất một bản án chia thừa kế tại Đà Lạt (Nhiều người tham dự phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Đà Lạt xét xử vụ án chia tài sản chung và di sản thừa kế của ông Lương Văn Kim tại phường 5, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngỡ ngàng với phán quyết của Hội đồng xét xử… ) |
|
|
 |
Vụ vỡ nợ ở Đồng Xoài: Những ai được thi hành án? (Vụ vợ chồng bà Huỳnh Thị Lý và Phan Tấn Sơn, cùng ngụ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước huy động hàng chục tỉ đồng của người dân rồi bất ngờ “tuyên bố” không có khả năng chi trả, cơ quan chức năng cho rằng đây là ...) |
|
|
 |
Chết vẫn chưa được bồi thường oan sai (Bắt tạm giam một công dân nhưng rồi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp, TP.HCM phải đình chỉ điều tra vì không chứng minh được việc phạm tội. ) |
|
|
|
|
|
|
|
|