QUẢNG CÁO




    THỐNG KÊ TRUY CẬP
free counter
Home
Trao đổi kinh nghiệm
'Hôn nhân Việt - ngoại nhiều khác biệt dễ dẫn đến bi kịch'
(19:06, ngày 26 tháng 11 năm 2012)

Phân tích những bi kịch của nhiều cô dâu Việt ở nước ngoài, các nhà tâm lý cho rằng khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ, hôn nhân thiếu tình yêu khiến người phụ nữ thường bị chồng bạo hành, cảm thấy bế tắc trong cuộc sống nên chọn cái chết.


Thạc sĩ Lê Thị Bích Ngọc, tham vấn tâm lý cho Ngôi nhà bình yên của phụ nữ bị bạo hành của Trung tâm phụ nữ và Phát triển (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cho biết, những nạn nhân của bạo hành tìm đến đây xin tư vấn, không ít người từng có ý định tự tử. Số đã sử dụng một cách nào đó để kết thúc cuộc đời mình cũng không hiếm.

Bà Bích cho rằng, lý do dẫn tới điều này không mấy khó hiểu. Những người vợ bị bạo hành cảm thấy thực sự bế tắc. Bạo lực trong gia đình thường không chỉ diễn ra 1-2 lần mà theo quy luật sẽ phát triển nặng lên cả về tần suất và mức độ. Người phụ nữ bị tổn thương quá lớn về cả thể chất lẫn tinh thần, rối loạn stress, sang chấn tâm lý. Họ vẫn có quá nhiều lý do để không rời bỏ hôn nhân. Họ ngày càng hoang mang, chán nản, không lối thoát. Tới khi không thể chịu đựng được nữa, họ tìm đến sự giải thoát là cái chết, cho rằng đó là cách chấm dứt mọi bất hạnh.

Sự việc cô dâu Việt Minh Phương vừa ôm hai con nhảy từ lầu 18 xuống đất chết thảm tại Hàn Quốc khiến không ít người bàng hoàng. Vụ việc không phải là duy nhất này khiến không ít người lo ngại về những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài không xuất phát từ tình yêu.

Võ Thị Minh Phương (Hậu Giang) 27 tuổi, lấy chồng là người Busan, Hàn Quốc, được 8 năm, có một con trai, một gái. Trước khi tự tử, chị Phương gọi điện về Việt Nam than khóc với mẹ, nói muốn ly dị vì chồng hay ghen vô cớ, đánh vợ không tiếc tay. Trong thư tuyệt mệnh viết bằng tiếng Việt để lại, lý do bị bạo hành cũng được người mẹ hai con đề cập.

Cách đây hơn 4 năm, Trần Thị Lan, 22 tuổi, một thiếu nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, cũng nhảy lầu tự vẫn đúng vào chiều 30 Tết. Cái chết diễn ra khi Lan mới sang nhà chồng chưa đầy một tháng và cảm thấy không hợp với cuộc sống ở đây.

Bên cạnh một số trường hợp cô dâu Hàn nhảy lầu tự tử, còn có những người bị chính người đầu ấp tay gối với mình đánh đập cho tới chết.

Năm 2010, từng xảy ra vụ án mạng cũng tại xứ sở Kim Chi. Người đàn ông Hàn Quốc tên Jang 47 tuổi đã đánh chết vợ là Thạch Thị Hoàng Ngọc, người Việt Nam, chỉ một tuần sau khi cô làm vợ. Hai người làm đám cưới sau khi gặp gỡ qua một công ty hôi giới hôn nhân ngoại.

Tháng 5 năm ngoái, một phụ nữ tên Hoàng Thị Nam (Hàm Tân, Bình Thuận) cũng bị chồng sát hại tại nhà riêng ở Gyeongsangbuk, Hàn Quốc. Một nguồn tin cho biết chị Nam nói tiếng Hàn rất kém nên không thể giao tiếp, chia sẻ nhiều, đặc biệt là đi vào chi tiết những khía cạnh trong cuộc sống. Người chồng khai nhận với cảnh sát là đã giết vợ trong cơn nóng giận sau một cuộc cãi vã.

Theo chuyên gia tâm lý, có nhiều người vì con cái nên cố gắng gượng sống bên cạnh người chồng vũ phu. Còn người phụ nữ lấy chồng Hàn ôm con tự sát mới đây, có lẽ sợ mình ra đi sẽ khiến các con bơ vơ, đau khổ nên đưa ra quyết định bất hạnh: ôm hai con cùng chết.

Nhà tâm lý Bích Ngọc cho rằng, những người này càng dễ hoang mang và rơi vào bế tắc khi không thể giải quyết những vấn đề gia đình do các bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa. Họ cũng dễ rơi vào đáy bi thương, thấy mình cô độc nơi xứ người, không tiền, không nghề nghiệp và hay một chỗ dựa nào đó.

Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, có hơn một phần ba số đàn ông nông dân và ngư dân Hàn Quốc cưới vợ ngoại trong năm ngoái, một phần bởi họ không thể tìm nổi vợ trong nước. Trong số đó cô dâu đến từ Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn.

Xét khía cạnh khác, nhà tâm lý Trần Đăng Thảo, Văn phòng TT&T, Đài 1088 TP HCM cho rằng, không phải cuộc hôn nhân có yếu tố ngoại nào cũng mang lại kết cục bất hạnh. Tuy nhiên qua những vụ án mạng cô dâu Việt bỏ than ở xứ Hàn vừa qua, ông Thảo nhìn nhận, có rất nhiều nguyên nhân khiến hôn nhân có yếu tố ngoại dễ đổ vỡ, nhất là đối với những vụ kết hôn theo kiểu mai mối chóng vánh.

Nguyên nhân đầu tiên là vấn đề bất đồng về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện chính để vợ chồng giao tiếp, truyền tải thông với nhau. Khi người này nói, người kia không hiểu thì tất yếu sẽ dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã. Nghiên cứu của các nhà tâm lý khẳng định, đa phần mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng bắt nguồn từ giao tiếp mà ra.

Thứ hai là sự khác biệt về văn hóa. Văn hóa ở khía cạnh đơn giản nhất là những khuôn mẫu hành vi ứng xử. Mỗi quốc gia, dân tộc có những văn hóa khác nhau. Hôn nhân có quá nhiều sự khác biệt thì rất khó bền vững.

Vấn đề thứ ba thường gặp ở những cuộc kết hôn chóng vánh qua mai mối, không có tình yêu. Tình yêu là nền tảng của hôn nhân. Chỉ khi có tình yêu, sống với nhau họ mới có thể dễ dàng tôn trọng, chấp nhận, tha thứ, năng đỡ nhau… Những cuộc giới thiệu, mai mối, xem mặt chóng vắng thì làm sao mà có tình yêu. Cho nên sau khi cưới, hôn nhân bế tắc hoặc đổ vỡ là hệ quả tất yếu

Chuyên viên tâm lý Đăng Thảo cho rằng, hôn nhân là việc quan trọng nhất trong cuộc đời. Vì thế trước khi quyết định lấy chồng, chị em nên tìm hiểu thật kỹ tâm tính, gia cảnh của người kia. Nhất là khi lấy chồng nước ngoài, phụ nữ cần có kế hoạch để ứng phó thích nghi với những vấn đề bất đồng ngôn ngữ, môi trường, văn hóa.

  Tin mới nhất
Bị can không muốn hết “thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”
(Sau 8 năm kể từ khi bị khởi tố, tháng 5/2012, ông Hồ Thanh Hải (sinh năm 1953, trú tại quận Bình Thạnh, TP HCM) được Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đình chỉ điều tra về tội “Trốn thuế” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài ...)
“Giải mã“ ác mộng“ từ giấc mơ xuất ngoại
(Mang giấc mộng đổi đời nơi xứ người, nhưng nhiều người lao động đã trở thành nạn nhân của sự lừa đảo để rồi tay trắng trở về với sức tàn, lực kiệt; trong khi đó, hành lang pháp lý về lao động ngoài nước ở Việt Nam ...)
Mất việc vì không chịu hiến đất làm đường?
(Cô giáo Bùi Thị Phượng, Trường THCS xã Hải Bắc và chồng là thầy giáo Vũ Quốc Đạt, Trường Tiểu học xã Hải Long, huyện Hải Hậu, Nam Định bỗng nhiên nhận được công văn của UBND huyện Hải Hậu cho nghỉ việc “để tập trung thực ...)
  Các tin khác
Một thủ đoạn bòn rút tiền của Nhà nước
(TAND tỉnh vừa tổ chức xét xử sơ thẩm (từ 24 đến 27-9-2012) đối với 30 bị cáo, trong đó 12 bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 14 bị cáo về tội “Mua bán trái phép hoá đơn” và 4 bị cáo về tội ...)
Phá án lớn từ kinh nghiệm trinh sát
(Gần đây, Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái liên tiếp lập nhiều chiến công trong công tác ĐTHS. Từ đầu năm 2012 đến nay, đơn vị đã khởi tố 10 vụ với 15 đối tượng, trong đó có 7 vụ mua bán, tàng trữ ma tuý, ...)
Nhiều bất cập tiềm ẩn nguy cơ gây oan sai ở Khánh Hòa
(Tại Hội nghị Khảo sát thực tiễn 11 năm thi hành Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 1999, do Bộ Tư pháp tổ chức tại Khánh Hòa, Công an tỉnh Khánh Hòa có Báo cáo số 803/VP11 ngày 30/10/2012 nêu: “Nhận thức giữa Cơ quan điều tra, ...)
9 năm mòn mỏi chờ sổ đỏ
(Dù hồ sơ xin cấp sổ đỏ không có ai khiếu kiện nhưng suốt 9 năm qua, mảnh đất của ông Nguyễn Văn Dũng (số 1, ngõ 304 đường Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn không được cấp sổ đỏ. )
Bài học cay đắng cho cuộc hôn nhân không giấy giá thú
(TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) mới tuyên án sơ thẩm vụ “Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa bà Phạm Thị Mỹ Hoa và ông Trần Bình Trọng”. Phần xử chia tài sản chung trong vụ án này khiến nhiều người phải suy nghĩ. )
Cặp song sinh tội đồ
(Sinh ra trong nỗi tủi nhục của bà mẹ trẻ sau một lần bị hãm hại, Chơn và Chất không biết cha là ai. Thiếu thốn tình thương lại phải sớm vào đời, lúc túng quẫn cặp song sinh rủ nhau gây tội ác. )
Nỗi đau của hai người đàn bà đơn phương ly hôn
(Không biết bao lần, chị một mình ôm con đi bệnh viện mà nước mắt tuôn rơi. Chưa bao giờ bị anh đánh đập nhưng chính sự lạnh nhạt, vô tình đến nghiệt ngã của anh khiến chị uất ức, chán nản, bế tắc. Chị viết đơn ...)
Cầu lên đền thờ Đức Thánh Tản cũng bị “rút ruột“
(Lãnh đạo xã Minh Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) xác nhận, vụ việc “rút ruột” công trình cầu Suối Cái (thuộc dự án đường 415 đi đền Trung) do Công ty cổ phần Quảng Tây thi công là nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau nhiều tháng vẫn ...)
Anh Phạm Đức Ninh đã được công nhận là Liệt sỹ
(Trong các số báo từ ngày 27/8 dến 12/9/2012, PLVN đã có loạt bài “Hàng loạt vụ hy sinh trong thi hành công vụ: Bị khước từ danh hiệu Liệt sỹ vì chưa...dũng cảm”, phản ánh những trường hợp kiểm lâm viên, công an viên trong khi ...)
Fafim Việt Nam sẽ kháng cáo vụ “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ“
(TAND TP Hồ Chí Minh ngày 11/9/2012 xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ” giữa nguyên đơn là Cty TNHH MTV xuất nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam (Fafim Việt Nam) và bị đơn là Cty TNHH Thương mại dịch ...)
Chủ Nhật, ngày 23 tháng 2 năm 2025
        TÌM KIẾM
        txt_box_pmem_right_name
txt_box_pmem_right_contents
        HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
    

    Tư vấn doanh nghiệp

    Click here go to chat with Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn đất đai
    Click here go to chat with Tư vấn đầu tư nước ngoài
    Tư vấn đầu tư nước ngoài
    Click here go to chat with Tư vấn kế toán thuế
    Tư vấn công chứng

 

Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả


  Copyright © 2010. All rights reserved. Công ty thiết kế web | Thiết kế web bởi VNT.NET.VN
                               VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRƯỜNG TÍN
Địa chỉ : Tòa nhà N02, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 024 6252 8866 - 0972 447 556
Fax : (84-4) 6269 1743
Email : info@luattruongtin.com.vn; luattruongtin@gmail.com
Website : www.luattruongtin.com.vn - www.luattruongtin.vn