QUẢNG CÁO




    THỐNG KÊ TRUY CẬP
free counter
Home
Tiêu điểm
Việt Nam là thành viên tích cực vì Công ước Luật Biển
(18:50, ngày 16 tháng 12 năm 2012)
Phát biểu tại Hội nghị kỷ niệm 30 năm ra đời Công ước Liên Hợp quốc (LHQ) về Luật Biển 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) tại Hàn Quốc tháng 8/2012, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon nhấn mạnh Công ước Luật Biển là “một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất của thế giới


góp phần vào hòa bình an ninh quốc tế, cũng như việc sử dụng công bằng và hiệu quả các nguồn tài nguyên của đại dương, bảo vệ và bảo tồn môi trường biển và hiện thực hóa một trật tự kinh tế công bằng và hợp lý”.

Năm 2012 cũng đánh dấu 18 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước. Việt Nam đã và đang là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc tuân thủ và thực thi các quy định của Công ước, vì một trật tự pháp lý công bằng trên biển nhằm bảo đảm hòa bình ổn định lâu dài và hướng tới phát triển bền vững.


b
Việt Nam đã và đang là một thành viên tích cực của Công ước LHQ về Luật Biển

Sau hơn 4 năm họp trù bị và 9 năm đàm phán, ngày 10/12/1982, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (Công ước Luật Biển 1982) được 107 quốc gia ký tại Montego Bay, Jamaica, đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật Biển lần thứ 3, với sự tham gia của trên 150 quốc gia có biển và không có biển, và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ. Sau Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển 1982 được coi là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia.
 
Công ước Luật Biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, 12 tháng kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993. Ngày 24/9/2012, quốc gia Châu Phi Swaziland chính thức phê chuẩn UNCLOS, trở thành thành viên thứ 164 của Công ước. Là một văn kiện đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật Biển 1982 được coi là hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương.
 
Công ước xác định một cách toàn diện quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế. Đồng thời, Công ước cũng thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng như Tòa án quốc tế về Luật Biển, cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban ranh giới thềm lục địa và Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước.
 
Đặc biệt, liên quan đến các tranh chấp về việc giải thích hoặc áp dụng Công ước có thể nảy sinh giữa các thành viên, Công ước Luật Biển năm 1982 đòi hỏi các quốc gia giải quyết bằng biện pháp hòa bình, theo đúng quy định của Hiến chương LHQ, đồng thời nêu rõ các cơ chế tài phán để giải quyết tranh chấp, Công ước đạt được là một giải pháp cả gói, các quốc gia thành viên không được phép bảo lưu khi tham gia Công ước.
 
Công ước Luật Biển 1982 là thành quả của nỗ lực xử lý hài hòa các khác biệt về lợi ích và quan điểm, tạo ra một trật tự pháp lý cân bằng trên biển, vừa cân bằng lợi ích giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và vùng biển tự do hàng hải, vừa dung hòa được quyền và nghĩa vụ của các nhóm quốc gia có biển, không có biển, quốc gia quần đảo và các nhóm khu vực…
 
Công ước Luật Biển ra đời là chiến thắng của các nước đang phát triển trong cuộc đấu tranh để ghi nhận các quyền của mình trong mối quan hệ với các nước phát triển, là sự điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ đã tồn tại trong lịch sử của các quốc gia để thay thế bằng một trật tự pháp lý mới hiện đại công bằng hơn, điều hòa tốt hơn giữa việc khai thác và bảo tồn các tài nguyên biển để hướng tới sự phát triển bền vững cho nhân loại.
 
Là một quốc gia ven biển với hơn 3200km bờ biển tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và Vịnh Thái Lan, các hoạt động kinh tế trên biển chiếm một tỷ trọng lớn, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho Việt Nam. Việc duy trì một trật tự pháp lý công bằng nhằm bảo đảm môi trưởng biển hòa bình, ổn định để phát triển luôn là mục tiêu và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Chính viề thế, Việt Nam đã và đang tham gia hết sức tích cực và có trách nhiệm ngay từ khi Công ước Luật Biển được dự thảo, cho đến khi được ký kết và có hiệu lực pháp lý.
 
Năm 1977, CHXHCN Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 3 của LHQ về Luật Biển. Đoàn Việt Nam khi đó đã đóng góp vào cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển và các nước XHCN ngay trong hội nghị. Việt Nam là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua UNCLOS; sau đó Việt Nam lại là một trong 119 nước đầu tiên ký kết Công ước vào tháng 12/1982, là nước thứ 64 phê chuẩn Công ước trước khi Công ước chính thức có hiệu lực.
 
Cũng trong quá trình Hội nghị lần thứ 3 của LHQ về Luật Biển, nắm bắt được xu thế tiến bộ chung, ngày 12/5/1977, Chính phủ ta đã ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam. Đây là một trong số các tuyên bố sớm nhất theo tinh thần Công ước ở khu vực Đông Nam Á.
 
Tiếp đó, ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam. Các tuyên bố này phản ảnh nỗ lực của Việt Nam tuân thủ các quy định của Công ước, xây dựng hệ thống luật pháp về biển, định hước các hoạt động khai thác biển và đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên cơ sở các quy định của Công ước.
 
Từ khi trở thành thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế theo Công ước. Việt Nam đã được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương và thành viên của Hội đồng cơ quan quyền lực. Tại các diễn đàn liên quan, Nhà nước ta luôn khẳng định các quốc gia phải tuân thủ đúng các quy định trong Công ước trong hoạt động sử dựng biển, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Công ước.
 
Là một quốc gia ven Biển Đông, Nhà nước ta triển khai nhiều hoạt động khai thác các vùng biển thuốc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình để xây dựng và phát triển đát nước. Trong khi tiến hành các hoạt động ở Biển Đông, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của Công ước, tôn trọng quyền của các quốc gia khác ven Biển Đông cũng như các quốc gia khác theo đúng các quy định của Công ước.
 
Đồng thời, Nhà nước ta đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982. Trong thời gian tới, Việt Nam đang nỗ lực cùng các bên liên quan tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 cho các tranh chấp trên Biển Đông.
 
Áp dụng các quy định của Công ước, Việt Nam đã tiến hành đàm phán phân định các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn với các quốc gia láng giềng trong khu vực Biển Đông, chủ trương giải quyết những vấn đề bất đồng thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình.
 
Cụ thể, Việt Nam đã hoàn thành phân định ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Thái Lan (1997); hoàn thành phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc (2000); hoàn thành phân định ranh giới thềm lục địa với Intonexia (2003). Đồng thời, tuân thủ thời hạn và các thủ tục theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, tháng 5/2009, Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía nam Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.
 
Những thành tựu trên một mặt chứng tỏ Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của Công ước, mặt khác chứng tỏ giá trị và ý nghĩa của Công ước trong việc tạo lập trật tự pháp lý trên biển vì hòa bình ổn định và phát triển chung.
 
Một sự kiện quan trọng là ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Luật Biển và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Luật Biển là biểu hiện rõ nét nhất quyết tâm của Việt Nam thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế nói chung và Công ước Luật Biển nói riêng. Đây là một quá trình lập pháp bình thường nhưng có ý nghĩa to lớn nhằm đưa Công ước Luật Biển vào thực tiễn.
 
Điều 2, Khoản 2 Luật Biển quy định “Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó”. Việc đặt Công ước Luật Biển có giá trị pháp lý cao hơn so với pháp luật quốc gia thể hiện tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc, có trách nhiệm của Chính phủ Việt nam đối với các vấn đề pháp lý trên biển.
 
Nội dung của Luật Biển Việt Nam về cơ bản phù hợp với những quy định trong Công ước Luật Biển, khẳng định các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, nhấn mạnh chủ trương giải quyết các tranh chấp bất đồng liên quan đến biển đảo với các quốc gia láng giềng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, tuân thủ pháp luật quốc tế và Công ước Luật Biển.
 
Sau 30 năm kể từ ngày ra đời, Công ước Luật Biển đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dụng một trật tư pháp lý mới công bằng và toàn diện, điều chỉnh tất cả các khía cạnh của việc khai thác và quản lý biển giữa các quốc gia. Là một thành viên của Công ước Luật Biển, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục chủ động, tích cực, có tinh thần trách nhiệm trong việc vận dụng các quy định của Công ước một cách thiện chí, giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế nói chung và Công ước Luật Biển nói riêng. Việt Nam hy vọng các quốc gia trong khu vực Biển Đông sớm cụ thể hóa các quy định của Công ước, hình thành một Bộ luật ứng xử của các bên tại Biển Đông, góp phần vào hòa bình, ổn định phát triển bền vững ở khu vực.
  Tin mới nhất
Sếp Vietcombank được bổ nhiệm vị trí Phó thống đốc
(Chiều 22/7, Chính phủ công bố thông tin bổ nhiệm Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương Nguyễn Phước Thanh là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước. )
Chuẩn bị xây dựng 146 km cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn
(Tuyến cao tốc nối thủ đô Hà Nội với cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) dài 146km dự kiến được đầu tư 27.312 tỷ đồng. )
100 cảnh sát ập vào quán bar, nhiều dân chơi chống đối
(Phát hiện nhiều "cậu ấm cô chiêu" ra vào quán bar Cảm Tưởng (Feeling) có các nghi vấn, cả trăm cảnh sát ập vào kiểm tra. Nhiều dân chơi có hành vi chống đối lực lượng chức năng. )
Rạch mặt cướp iPhone 5 ở Hà Nội
(Đang trên đường về nhà, chị Thảo bất ngờ bị tên cướp dùng dao rạch mặt và cướp điện thoại iPhone 5. )
Chụp ảnh cưới, cô dâu 'đụng' tử thi dưới hồ đá
(Đang cùng chồng sắp cưới tìm cảnh đẹp tại khu vực hồ đá để chụp ảnh cưới, cô dâu kinh hoàng khi phát hiện tử thi nổi lềnh bềnh trên mặt nước phía dưới hồ. )
Chữa bách bệnh bằng... sờ mó 'vùng kín'
(Một đồn mười, mười đồn trăm, những lời rỉ tai về khả năng chữa bệnh thần kỳ của thầy lang Huấn khiến cả những bệnh nhân ở xa cũng không quản ngại tìm đến. )
Thôn nữ cắn người yêu 6 nhát, đâm kéo vào ngực
(“Con nhỏ không chỉ đâm con tôi mà trước đó nó còn cắn thằng Liêm đến sáu nhát khắp hai bên sườn, trong đó có 3 vết chảy máu, 3 vết còn lại in rõ dấu răng”. )
Đám cưới hoá đám tang sau khi ô tô lao xuống ao, 4 người chết
(Hiện ảnh cưới và những vật dụng chuẩn bị cho đám cưới của nạn nhân đã được gia đình mang đi cất giấu để giảm nỗi đau cho bố mẹ Cường. )
Gây tai nạn rồi trốn, bỏ nạn nhân gào khóc dưới bánh xe
(Sau khi gây ra tai nạn, tài xế công ty TNHH Một thành viên Cao su Bình Phước bỏ trốn khỏi hiện trường, mặc cho nạn nhân gào thét dưới bánh xe. )
Ô sin xinh đẹp hoang báo bị 3 người hiếp dâm ở Hà Nội
(Sâm thấy người yêu ôm hôn cô gái khác nên nghĩ cách trả thù. Cô gái này bịa chuyện bị hiếp dâm rồi miêu tả thủ phạm giống tình cũ. )
  Các tin khác
Xe biển xanh Đà Nẵng “quy“ một mối để tiết kiệm ngân sách
(Phát biểu bế mạc kỳ họp HĐND vừa qua, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố, chậm nhất vào cuối năm 2013 phải hoàn thành. ...)
Cạnh tranh hàng không nhìn từ 3 hãng trên một đường bay
(Bộ trưởng Đinh La Thăng nói hàng không tư nhân được cạnh tranh bình đẳng với hàng không nhà nước, nhưng liệu đó có phải chỉ là chủ trương khi thực tế, nhiều hãng hàng không tư nhân đã “gãy cánh” trước khi có được sự bình ...)
Tăng mức phạt, lái xe khách vẫn “liều”
(Nhằm tập trung giải quyết về trật tự an toàn giao thông tại khu vực bến xe, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội đã lập kế hoạch, mạnh tay “siết” chặt dẹp nạn xe chạy vòng vo, xe dừng đỗ đón trả ...)
Gần 5 vạn cụ già bị điều tra hình sự
(Theo “Sách trắng” về tội phạm vừa được công bố, trong năm 2011, có đến 48.637 người Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên là đối tượng trong các cuộc điều tra hình sự, chiếm 16% số đối tượng bị điều tra. Đây cũng là tỉ lệ ...)
Hai vợ chồng ung thư khắc khoải chờ công lý
(Gần bốn năm qua, sự kiện vợ chồng ông Lê Phúc Thủy ở 123 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội suýt bị cưỡng chế dỡ nhà thu hồi đất trước thềm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội gây xôn xao dư luận khiến vợ chồng ...)
“Rộng đường” cho nghề luật sư phát triển
(Từ 1/7/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư sẽ có hiệu lực với nhiều điểm mới để hoạt động luật sư thoát khỏi những bó buộc và “rộng đường” phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đó là thông ...)
Tai nạn liên quan xe biển xanh: Hành hung phóng viên vì tưởng… cướp
(Chiều qua 13/12, Công an TP Cần Thơ đã họp thông báo kết quả xác minh vụ phóng viên Nguyễn Đức Khánh, Báo Nông Thôn Ngày Nay, bị hành hung khi tác nghiệp trong một vụ tai nạn liên quan đến xe biển xanh trên đường Trần ...)
Sinh viên khóc dở mếu dở vì “bẫy “bán hàng đa cấp“
(Để trở thành một nhân vên bán hàng đa cấp không hề khó, và với sinh viên, đó lại càng là điều dễ dàng hơn bao giờ hết. )
Quyết dẹp nạn “đô la hóa”
(Chiều qua (13/12), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Nhiều ủy viên UBTVQH nhất trí ban hành Pháp lệnh sửa đổi để góp phần quan trọng ...)
Chủ tịch phường “đổ dầu vào lửa” cho tranh chấp lại “đá bóng” trách nhiệm
(Hội đồng xét duyệt thuế đất phi nông nghiệp quận Tây Hồ cần sớm chỉ đạo sửa sai việc thẩm định, xét duyệt sai trái của phường Nhật Tân khi cho bà Phan Kim Thúy, đóng thuế đất phi nông nghiệp trên tài sản của người khác ...)
Chủ Nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
        TÌM KIẾM
        txt_box_pmem_right_name
txt_box_pmem_right_contents
        HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
    

    Tư vấn doanh nghiệp

    Click here go to chat with Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn đất đai
    Click here go to chat with Tư vấn đầu tư nước ngoài
    Tư vấn đầu tư nước ngoài
    Click here go to chat with Tư vấn kế toán thuế
    Tư vấn công chứng

 

Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả


  Copyright © 2010. All rights reserved. Công ty thiết kế web | Thiết kế web bởi VNT.NET.VN
                               VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRƯỜNG TÍN
Địa chỉ : Tòa nhà N02, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 024 6252 8866 - 0972 447 556
Fax : (84-4) 6269 1743
Email : info@luattruongtin.com.vn; luattruongtin@gmail.com
Website : www.luattruongtin.com.vn - www.luattruongtin.vn