QUẢNG CÁO




    THỐNG KÊ TRUY CẬP
free counter
Home
Trao đổi kinh nghiệm
“Giải mã“ ác mộng“ từ giấc mơ xuất ngoại
(19:17, ngày 29 tháng 11 năm 2012)

Mang giấc mộng đổi đời nơi xứ người, nhưng nhiều người lao động đã trở thành nạn nhân của sự lừa đảo để rồi tay trắng trở về với sức tàn, lực kiệt; trong khi đó, hành lang pháp lý về lao động ngoài nước ở Việt Nam có thể nói là tương đối đầy đủ. Vậy đâu là nguyên nhân của nghịch lý này?.


Những con số không thể làm ngơ
 
Kết quả công bố từ nghiên cứu “Khảo sát thực trạng và nhu cầu của người lao động trở về từ nước ngoài” được tiến hành ở địa bàn huyện Phù Cừ (Hưng Yên), huyện Kim Bảng (Hà Nam) và huyện Vũ Thư (Thái Bình) đối với hơn 350 người di cư ra nước ngoài trong ba năm 2009 – 2012 của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) chắc chắn sẽ  khiến cho nhiều người giật mình. Bởi, đó là  tỷ lệ NLĐ bị lừa gạt ít nhất một lần trong quá trình làm việc ở nước ngoài “đứng” ở con số 93,56%.
 
Trong đó, tỷ lệ nữ giới bị lừa gạt ở nước ngoài cao hơn hẳn so với nam giới với con số lần lượt là 97,32% và 91,84%. Hà Nam là địa phương có tỷ lệ cao nhất trên ba địa bàn nghiên cứu với hơn 98% lao động đã từng bị lừa gạt ở nước ngoài.  
 
Trong quá trình làm việc ở nước ngoài, 55% số lao động trong mẫu nghiên cứu bị bắt làm việc nhiều giờ mà không trả thêm tiền, 46% bị ép làm việc không có trong hợp đồng, không những thế họ thường xuyên phải đối mặt với sự đe dọa bị trả về nước (17,78%), bị đe dọa trừ lương, không trả lương (16,33%) và bị chửi bới (9,73%), thậm chí bị đánh đập (1,77%)….
 
Bị lừa, bị quỵt lương, bị đối xử tàn tệ, tất nhiên hậu họa đến với người lao động sẽ thảm cảnh về kinh tế gia đình khi trở về (13% NLĐ cho rằng tình hình tài chính hiện tại của họ tồi tệ hơn trước khi đi xuất khẩu lao động) và gánh nặng tâm lý ám ảnh từ chuyến đi, nhất là đối với lao động nữ.  
 
Vì sao họ bị lừa?
 
Kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình khi đi xuất khẩu lao động của NLĐ là 34 tuổi. Như vậy, ở độ tuổi này nếu nói rằng người NLĐ bị lừa gạt, dỗ ngọt để bỏ ra một đống tiền ký giấy tờ ra nước ngoài lao lực làm việc không lương hoặc lương thấp là khó tin.
 
Thế nhưng, thông tin cho thấy, 24,14% NLĐ không biết chi phí thực tế của chuyến đi; 23,5% không nhận được thông tin đầy đủ về công việc sẽ làm tại nước đến; 17,24% NLĐ không làm công việc giống như được thông tin trong hợp đồng, khi ký kết hợp đồng thì hợp đồng dài, nội dung khó hiểu (thậm chí hợp đồng bằng tiếng nước ngoài) mà không được giải thích, NLĐ chỉ được ký trước lúc xuất phát hoặc 1-2 ngày trước chuyến đi; 23,9% người được hỏi cho biết được yêu cầu ký tên mà không biết đó là giấy tờ gì…
 
Còn theo quan điểm của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) thì hiện nay Việt Nam có trên 500.000 người lao động đang làm việc trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, với trên 35 ngành nghề khác nhau và việc đưa NLĐ đi XKLĐ ở nước ngoài có 4 phương thức là: có giấy phép của cơ quan chức năng cho phép đưa NLĐ đi; có công trình đang thực hiện ở nước ngoài; công ty mẹ ở nước ngoài và công ty con trong nước đưa lao động đi; và cuối cùng là đi theo hợp đồng cá nhân do NLĐ tự thỏa thuận với chủ tuyển dụng ở nước ngoài và đăng ký qua Sở LĐ-TB&XH. 
 
Mỗi người lao động khi đi xuất khẩu đều có ba hợp đồng (một hợp đồng lao động và hai hợp đồng kinh tế). Khi người lao động gặp vấn đề khó khăn, có thể gửi khiếu nại đến Cục Quản lý lao động ngoài nước. Nếu không giải quyết được họ có thể khởi kiện ra Tòa Kinh tế hoặc Tòa Lao động, tùy từng trường hợp. 
 
Chính sách ở xa, mà “cò” thì gần
 
Nếu như vậy thì lỗi nằm ở đâu?. Chẳng lẽ chỉ nằm ở chính những NLĐ khi họ thiếu hiểu biết, thiếu thông tin cộng với mong ước làm giàu đã vội vàng và cả tin sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền vô điều kiện cho những đối tượng “cò” (phần lớn các trường hợp cho thấy NLĐ làm thủ tục đi XKLĐ thông qua “cò” và môi giới tư nhân chứ không làm việc trực tiếp với công ty được phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc) để mau chóng được xuất ngoại? 
 
Tuy nhiên, không thể đổ lỗi tất cả cho NLĐ bởi phần lớn đối tượng này là nông dân, trình độ hiểu biết hạn chế, điều kiện và khả năng tiếp cận thông tin không nhiều nên rất dễ bị bùi tai trước những viễn cảnh do  đối tượng “cò” vẽ ra. Trong khi đó, các chương trình, dịch vụ hỗ trợ cho người lao động ở các địa phương lại còn rất yếu kém, mức độ tuyên truyền chưa đầy đủ.
  Tin mới nhất
Bị can không muốn hết “thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”
(Sau 8 năm kể từ khi bị khởi tố, tháng 5/2012, ông Hồ Thanh Hải (sinh năm 1953, trú tại quận Bình Thạnh, TP HCM) được Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đình chỉ điều tra về tội “Trốn thuế” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài ...)
  Các tin khác
Mất việc vì không chịu hiến đất làm đường?
(Cô giáo Bùi Thị Phượng, Trường THCS xã Hải Bắc và chồng là thầy giáo Vũ Quốc Đạt, Trường Tiểu học xã Hải Long, huyện Hải Hậu, Nam Định bỗng nhiên nhận được công văn của UBND huyện Hải Hậu cho nghỉ việc “để tập trung thực ...)
'Hôn nhân Việt - ngoại nhiều khác biệt dễ dẫn đến bi kịch'
(Phân tích những bi kịch của nhiều cô dâu Việt ở nước ngoài, các nhà tâm lý cho rằng khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ, hôn nhân thiếu tình yêu khiến người phụ nữ thường bị chồng bạo hành, cảm thấy bế tắc trong cuộc ...)
Một thủ đoạn bòn rút tiền của Nhà nước
(TAND tỉnh vừa tổ chức xét xử sơ thẩm (từ 24 đến 27-9-2012) đối với 30 bị cáo, trong đó 12 bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 14 bị cáo về tội “Mua bán trái phép hoá đơn” và 4 bị cáo về tội ...)
Phá án lớn từ kinh nghiệm trinh sát
(Gần đây, Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái liên tiếp lập nhiều chiến công trong công tác ĐTHS. Từ đầu năm 2012 đến nay, đơn vị đã khởi tố 10 vụ với 15 đối tượng, trong đó có 7 vụ mua bán, tàng trữ ma tuý, ...)
Nhiều bất cập tiềm ẩn nguy cơ gây oan sai ở Khánh Hòa
(Tại Hội nghị Khảo sát thực tiễn 11 năm thi hành Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 1999, do Bộ Tư pháp tổ chức tại Khánh Hòa, Công an tỉnh Khánh Hòa có Báo cáo số 803/VP11 ngày 30/10/2012 nêu: “Nhận thức giữa Cơ quan điều tra, ...)
9 năm mòn mỏi chờ sổ đỏ
(Dù hồ sơ xin cấp sổ đỏ không có ai khiếu kiện nhưng suốt 9 năm qua, mảnh đất của ông Nguyễn Văn Dũng (số 1, ngõ 304 đường Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn không được cấp sổ đỏ. )
Bài học cay đắng cho cuộc hôn nhân không giấy giá thú
(TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) mới tuyên án sơ thẩm vụ “Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa bà Phạm Thị Mỹ Hoa và ông Trần Bình Trọng”. Phần xử chia tài sản chung trong vụ án này khiến nhiều người phải suy nghĩ. )
Cặp song sinh tội đồ
(Sinh ra trong nỗi tủi nhục của bà mẹ trẻ sau một lần bị hãm hại, Chơn và Chất không biết cha là ai. Thiếu thốn tình thương lại phải sớm vào đời, lúc túng quẫn cặp song sinh rủ nhau gây tội ác. )
Nỗi đau của hai người đàn bà đơn phương ly hôn
(Không biết bao lần, chị một mình ôm con đi bệnh viện mà nước mắt tuôn rơi. Chưa bao giờ bị anh đánh đập nhưng chính sự lạnh nhạt, vô tình đến nghiệt ngã của anh khiến chị uất ức, chán nản, bế tắc. Chị viết đơn ...)
Cầu lên đền thờ Đức Thánh Tản cũng bị “rút ruột“
(Lãnh đạo xã Minh Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) xác nhận, vụ việc “rút ruột” công trình cầu Suối Cái (thuộc dự án đường 415 đi đền Trung) do Công ty cổ phần Quảng Tây thi công là nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau nhiều tháng vẫn ...)
Thứ Bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024
        TÌM KIẾM
        txt_box_pmem_right_name
txt_box_pmem_right_contents
        HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
    

    Tư vấn doanh nghiệp

    Click here go to chat with Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn đất đai
    Click here go to chat with Tư vấn đầu tư nước ngoài
    Tư vấn đầu tư nước ngoài
    Click here go to chat with Tư vấn kế toán thuế
    Tư vấn công chứng

 

Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả


  Copyright © 2010. All rights reserved. Công ty thiết kế web | Thiết kế web bởi VNT.NET.VN
                               VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRƯỜNG TÍN
Địa chỉ : Tòa nhà N02, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 024 6252 8866 - 0972 447 556
Fax : (84-4) 6269 1743
Email : info@luattruongtin.com.vn; luattruongtin@gmail.com
Website : www.luattruongtin.com.vn - www.luattruongtin.vn