QUẢNG CÁO




    THỐNG KÊ TRUY CẬP
free counter
Home
Trao đổi kinh nghiệm
Lấy đạo đức làm gốc cho nghề luật sư
(20:04, ngày 19 tháng 10 năm 2012)
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư phải đi kèm với những chế tài cụ thể về các vi phạm.


Nghề luật sư từ khi được nhà nước thừa nhận chính thức bằng Pháp lệnh Luật sư 1987 thì đạo đức nghề nghiệp đã được đặt ra, bàn luận không ngớt. Năm 2002, Bộ Tư pháp đã ban hành quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Và giờ đây, với trách nhiệm tự quản của Liên đoàn Luật sư, việc xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp càng trở nên quan trọng, bức thiết.

Tự điều chỉnh bằng đạo đức

Lẽ đương nhiên nghề nghiệp đòi hỏi các luật sư phải triệt để tôn trọng và thực thi pháp luật. Nhưng hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến mấy, tự nó cũng không thể bao quát và điều chỉnh tất cả hành vi ứng xử của luật sư khi hành nghề. Bởi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cá nhân về uy tín nghề nghiệp của mình. Tư cách cá nhân đó hàm chứa cả những nhận thức tư tưởng và tình trạng tâm lý, tình cảm “hỷ, nộ, ái, ố”, bao hàm cả những gì thuộc về đời tư của mỗi luật sư.

Trên bình diện đó, bản thân pháp luật không thể can thiệp hiệu quả bằng quy phạm pháp luật vốn mang tính cưỡng chế, quyền lực. Vì vậy, nghề nghiệp đòi hỏi mỗi luật sư phải tự điều chỉnh hành vi của mình và cơ sở của sự tự điều chỉnh đó chính là đạo đức. Luật sư hành nghề với mục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thì trước hết phải xuất phát từ nền tảng đạo đức. Như thế, một bản quy tắc đạo đức do chính giới luật sư cả nước lập nên phải xuất phát từ quan điểm “đạo đức là gốc của nghề luật sư”.

Phụng sự công lý, tận tụy với nghề

Với quan điểm ấy, quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư phải quán triệt được những nhóm nguyên tắc mà dựa vào đó luật sư có thể ứng xử được với mọi tình huống phức tạp khó lường trước trong nghề nghiệp theo tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Đầu tiên là nhóm nguyên tắc liên quan đến chức năng xã hội của luật sư trong sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, công minh. Nhóm này sẽ bao gồm việc tuân thủ và trung thành với Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng sự thật, góp phần vào việc phát triển hệ thống pháp luật, tích cực tham gia hoạt động công ích.

Thứ nữa là nhóm nguyên tắc bảo vệ phẩm giá, chuẩn mực ứng xử trong hành nghề luật sư. Nhóm này bao gồm lòng trung thành và lao động hết mình cho chuẩn mực nghề nghiệp, phát huy danh dự, độc lập và ngay thẳng, trung thực và tình đồng nghiệp, cạnh tranh và công bằng, phản kháng với việc hành nghề trái phép.

Và tiếp theo là nhóm nguyên tắc liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với khách hàng. Đó là lòng tận tâm thực hiện hết khả năng và trách nhiệm với thân chủ trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ bí mật quốc gia và bí mật thân chủ, ngăn ngừa các thủ đoạn hành nghề bất lương, tự giác thực hiện các nghĩa vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo, kẻ cô thế...

Giữ gìn phẩm giá, danh dự

Các nhóm nguyên tắc được quán triệt trên có thể được thể hiện bằng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần cụ thể hóa những tiêu chuẩn riêng ứng với từng loại quan hệ của người luật sư.

Quan trọng nhất là các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với khách hàng. Quan hệ đó là “lửa thử vàng” với luật sư. Uy tín, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, có tiêu cực hay không đều xuất phát từ mối quan hệ này. Nó chi phối các tiêu chuẩn đạo đức khác trong “tổng hòa các quan hệ xã hội” của luật sư.

Loại quan hệ tiếp theo là giữa luật sư với cơ quan tố tụng, cơ quan quản lý... Để điều chỉnh, pháp luật đã có các quy phạm mang tính cưỡng chế cao với chủ thể luật sư trong tư cách “người tham gia tố tụng”. Tuy nhiên, quy tắc đạo đức nghề nghiệp vẫn phải chỉ ra được những tiêu chuẩn đạo đức trong mối quan hệ này với hàm ý bổ trợ cho việc ứng xử của mỗi luật sư.

Quan hệ đồng nghiệp của luật sư ít được pháp luật quy định bởi nó thực ra là chuẩn mực ứng xử trong giới luật sư với nhau. Trong một tổ chức đề cao tính tự quản, quy tắc đạo đức nghề nghiệp phải đặt ra được những tiêu chuẩn đòi hỏi mỗi luật sư phải coi uy tín của đồng nghiệp và uy tín của giới là uy tín của chính mình, để điều mình không muốn thì cũng không được làm với đồng nghiệp theo đúng nghĩa “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Như thế, mỗi niềm vui hay rủi ro nghề nghiệp của đồng nghiệp cũng chính là niềm hạnh phúc hay nỗi đau của bản thân mình.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư dứt khoát phải đi kèm những chế tài cụ thể về các vi phạm. Nhóm quy định về chế tài đó phải thể hiện được tính chất tự quản nghề nghiệp của Liên đoàn Luật sư theo điều lệ, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật với từng luật sư.

Rèn giũa để tâm trong sáng

Xây dựng, ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư mới chỉ là bước ban đầu để liên đoàn Luật sư quản lý được hoạt động luật sư. Điều quan trọng là phải biến những quy phạm khô khan đó thành hiện thực sinh động trong đời sống riêng tư cũng như hoạt động hành nghề của mỗi luật sư.

Theo dự thảo điều lệ của liên đoàn, tổ chức giám sát việc tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là trách nhiệm của thường vụ Liên đoàn. Nhưng thường vụ cũng chỉ là những cá nhân luật sư, không thể “trăm tay ngàn mắt” bao quát từng ngõ ngách trong đời sống hàng ngày của luật sư thành viên. Cho nên, để quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trở thành hiện thực sinh động, mỗi luật sư phải tự ý thức được phẩm giá và uy tín để tự điều chỉnh được hành vi của mình.

Thống nhất mối quan hệ giữa “nói và làm” trong đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi người là một điều rất khó khăn. Phẩm giá và uy tín của mỗi luật sư không phải do ai ban cho hoặc sẵn có mà là kết quả của quá trình tu dưỡng bền bỉ, được tích lũy bằng tri thức, các kỹ năng hành nghề và hành vi đạo đức của bản thân luật sư. Tôi nghĩ “vạn pháp do tâm”, nếu rèn giũa để cái tâm trong sáng hiện ra thì mọi tình huống phức tạp xảy ra trong đời sống cá nhân và hành nghề của từng luật sư đều sẽ trở nên đơn giản!

  Tin mới nhất
Bị can không muốn hết “thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”
(Sau 8 năm kể từ khi bị khởi tố, tháng 5/2012, ông Hồ Thanh Hải (sinh năm 1953, trú tại quận Bình Thạnh, TP HCM) được Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đình chỉ điều tra về tội “Trốn thuế” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài ...)
“Giải mã“ ác mộng“ từ giấc mơ xuất ngoại
(Mang giấc mộng đổi đời nơi xứ người, nhưng nhiều người lao động đã trở thành nạn nhân của sự lừa đảo để rồi tay trắng trở về với sức tàn, lực kiệt; trong khi đó, hành lang pháp lý về lao động ngoài nước ở Việt Nam ...)
Mất việc vì không chịu hiến đất làm đường?
(Cô giáo Bùi Thị Phượng, Trường THCS xã Hải Bắc và chồng là thầy giáo Vũ Quốc Đạt, Trường Tiểu học xã Hải Long, huyện Hải Hậu, Nam Định bỗng nhiên nhận được công văn của UBND huyện Hải Hậu cho nghỉ việc “để tập trung thực ...)
'Hôn nhân Việt - ngoại nhiều khác biệt dễ dẫn đến bi kịch'
(Phân tích những bi kịch của nhiều cô dâu Việt ở nước ngoài, các nhà tâm lý cho rằng khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ, hôn nhân thiếu tình yêu khiến người phụ nữ thường bị chồng bạo hành, cảm thấy bế tắc trong cuộc ...)
Một thủ đoạn bòn rút tiền của Nhà nước
(TAND tỉnh vừa tổ chức xét xử sơ thẩm (từ 24 đến 27-9-2012) đối với 30 bị cáo, trong đó 12 bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 14 bị cáo về tội “Mua bán trái phép hoá đơn” và 4 bị cáo về tội ...)
Phá án lớn từ kinh nghiệm trinh sát
(Gần đây, Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái liên tiếp lập nhiều chiến công trong công tác ĐTHS. Từ đầu năm 2012 đến nay, đơn vị đã khởi tố 10 vụ với 15 đối tượng, trong đó có 7 vụ mua bán, tàng trữ ma tuý, ...)
Nhiều bất cập tiềm ẩn nguy cơ gây oan sai ở Khánh Hòa
(Tại Hội nghị Khảo sát thực tiễn 11 năm thi hành Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 1999, do Bộ Tư pháp tổ chức tại Khánh Hòa, Công an tỉnh Khánh Hòa có Báo cáo số 803/VP11 ngày 30/10/2012 nêu: “Nhận thức giữa Cơ quan điều tra, ...)
9 năm mòn mỏi chờ sổ đỏ
(Dù hồ sơ xin cấp sổ đỏ không có ai khiếu kiện nhưng suốt 9 năm qua, mảnh đất của ông Nguyễn Văn Dũng (số 1, ngõ 304 đường Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn không được cấp sổ đỏ. )
Bài học cay đắng cho cuộc hôn nhân không giấy giá thú
(TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) mới tuyên án sơ thẩm vụ “Không công nhận quan hệ vợ chồng giữa bà Phạm Thị Mỹ Hoa và ông Trần Bình Trọng”. Phần xử chia tài sản chung trong vụ án này khiến nhiều người phải suy nghĩ. )
Cặp song sinh tội đồ
(Sinh ra trong nỗi tủi nhục của bà mẹ trẻ sau một lần bị hãm hại, Chơn và Chất không biết cha là ai. Thiếu thốn tình thương lại phải sớm vào đời, lúc túng quẫn cặp song sinh rủ nhau gây tội ác. )
  Các tin khác
Luật sư bị hành, mỗi nơi một kiểu
(quyền năng theo luật định, giới luật sư thường bị các cơ quan tố tụng hành lên hành xuống. )
Luật sư Việt - Lượng thiếu, chất mỏng
(Nghề luật sư (LS) là một hoạt động bổ trợ tư pháp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền và trong xã hội nói chung. )
Một số kinh nghiệm từ việc kháng nghị
(Ngày 28/4/2010 Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm xem xét vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa: Nguyên đơn: bà Lý Thị Điệu, sinh 1936, trú tại: 553 An Dương Vương, ...)
Kinh nghiệm pháp lý: Ngày tết nhớ đừng đốt pháo!
(Đầu năm 2011, TAND thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã mở phiên tòa lưu động xét xử hai vụ án liên quan đến pháo. )
Thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố
(Thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự )
Tự bảo vệ khi bị lừa cho vay lãi xuất cao
(Muốn thắng kiện trong vụ án đòi nợ, người cho vay có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh giao dịch vay. )
Vụ kiện một hãng bảo hiểm
( Danh bạ web hay - Tàu Cần Giờ thuộc Công ty liên doanh vận tải thủy Sea Sài Gòn, tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) tại Bảo Việt Việt Nam theo đơn bảo hiểm số 5.39.03/04SGPI với thời hạn từ 20.02.2004 tới ...)
Vụ án bệnh nhân tâm thần nặng bị kết án tù
(Phiên toà “công khai” trong trại tạm giam (Bài 1) )
Tranh chấp quyền sử dụng đất
(Ngày 16.4 trực tại Ban Pháp chế HĐND huyện Nhơn Trạch, chúng tôi đã tiếp bà Huỳnh Thị Phận, trú tại ấp Bến Ngự, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. )
Nhà Pháp luật Việt - Pháp: Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm pháp luật về bắt giữ tàu bay
(Nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ chức Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm pháp luật về bắt giữ tàu bay với sự thuyết trình của bà Marylène Permentier-Lebarbier (Ban Pháp chế - Tổng cục Hàng không dân dụng Cộng hòa Pháp), bà Trịnh Minh Hiền (Vụ ...)
Thứ Sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024
        TÌM KIẾM
        txt_box_pmem_right_name
txt_box_pmem_right_contents
        HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
    

    Tư vấn doanh nghiệp

    Click here go to chat with Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn đất đai
    Click here go to chat with Tư vấn đầu tư nước ngoài
    Tư vấn đầu tư nước ngoài
    Click here go to chat with Tư vấn kế toán thuế
    Tư vấn công chứng

 

Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả
Xem tất cả


  Copyright © 2010. All rights reserved. Công ty thiết kế web | Thiết kế web bởi VNT.NET.VN
                               VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRƯỜNG TÍN
Địa chỉ : Tòa nhà N02, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 024 6252 8866 - 0972 447 556
Fax : (84-4) 6269 1743
Email : info@luattruongtin.com.vn; luattruongtin@gmail.com
Website : www.luattruongtin.com.vn - www.luattruongtin.vn